Về sự việc trẻ mầm non 17 tháng tuổi ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín tử vong vì bị bạo hành sau khi cha mẹ gửi ở cơ sở giáo dục mầm non hoạt động chui, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị đã có buổi làm việc với UBND huyện Thường Tín về tăng cường vai trò quản lý trong các cơ sở giáo dục, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ.
Theo ông Cương, bên cạnh trường mầm non công lập, hệ thống cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, cơ sở mầm non độc lập đang thu hút khá đông phụ huynh gửi trẻ.
Theo phân cấp quản lý hiện nay, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập và tổ chức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các cơ sở trên địa bàn. Phường, xã xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và đình chỉ các nhóm, lớp không bảo đảm các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Toàn thành phố có 1.147 trường mầm non, trong đó trường công (807), trường ngoài công lập (340) và hệ thống cơ sở giáo dục mầm non độc lập (2.461). Tổng số trẻ mầm non đang được chăm sóc tại các cơ sở là hơn 510.000 cháu, trong đó, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100%. Cả trường công và trường tư hiện đã đáp ứng nhu cầu gửi trẻ đa dạng của người dân.
Phòng GD&ĐT được phân vai giúp UBND cấp quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, trong đó có cấp học mầm non, tham mưu, phối hợp các ban, ngành, UBND cấp xã trong chỉ đạo, kiểm tra, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Khi sự việc xảy ra, Hà Nội cũng đã yêu cầu tất cả các quận, huyện, thị xã quan tâm nhiều hơn tới công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là công tác quản lý các nhóm lớp mầm non độc lập cho cán bộ UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời tập huấn cho đội ngũ nhân viên, giáo viên về chuyên môn, hiểu biết pháp luật và nghiêm túc tuân thủ các quy định.
Ông Cương nhận định, các nhóm lớp độc lập tư thục thường phát triển nhanh ở những địa bàn đông dân cư, khó kiểm soát và hoạt động không ổn định. Vì vậy, rất cần sự chung tay phối hợp giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng ở những cơ sở đã được cấp phép, và kịp thời phát hiện những cơ sở chưa được cấp phép.
Hằng năm, Hà Nội và các địa phương đều công bố danh sách các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã được cấp phép tại từng địa bàn. Trước khi gửi con, phụ huynh nên tìm hiểu để nắm được địa điểm gửi con bảo đảm an toàn. Ngoài ra, để hạn chế các sự việc đáng tiếc, cha mẹ trẻ cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, kiên quyết không gửi con ở những nơi chưa được cấp phép, không biển hiệu, điều kiện cơ sở vật chất sơ sài, thiếu an toàn... Ngành GD&ĐT và UBND cấp quận, cấp xã và các đoàn thể tại địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở để kịp thời ngăn chặn các sai phạm.
Tác giả: THCS Phú La
Nguồn tin: www.hanoi.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Danh mục 34 dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia
Thời gian đăng: 02/05/2024
Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT Hướng dẫn xây dựng THAT-PCTNTT
Thời gian đăng: 16/05/2024
NĐ/48/2023/NĐ-CP v/v sửa đổi, bố sung một số điều của NĐ số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại CB,CC,VC.
Thời gian đăng: 02/08/2023
KH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GDPL GIAI ĐOẠN 2023-2027 CỦA NGÀNH GDĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
Thời gian đăng: 09/06/2023
KH triển khai thực hiện mô hình "Mái trường an toàn" ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2023
Thời gian đăng: 24/04/2023