Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Khu K9 - Nơi ghi dấu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ ba - 13/12/2022 21:53

Khu K9 - Nơi ghi dấu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu K9-vùng đất thiêng liêng, nơi đang lưu giữ một kho di sản vô giá về những tài liệu, hiện vật liên quan cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích mang giá trị văn hóa lịch sử to lớn, là nơi đồng bào, đồng chí, khách quốc tế đến tham quan, tưởng niệm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, truyền bá, nâng cao giá trị đạo đức, phát triển nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

 


Thứ sáu, ngày 06/05/2022 - 06:16
Ðoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức lễ báo công dâng Bác tại Khu di tích K9, tháng 3/2022. (Ảnh Ngọc Hà)
Ðoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức lễ báo công dâng Bác tại Khu di tích K9, tháng 3/2022. (Ảnh Ngọc Hà)

Nằm trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Khu K9 là công trình có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta, là địa danh lịch sử, văn hóa-di tích đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo cuốn sách "Bác Hồ với Hà Tây", trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969, Người về Hà Tây 61 lần, trong đó Người về thăm Ba Vì 12 lần; riêng với khu Ðá Chông, Người về thăm, làm việc chín lần. Trong đó nhiều lần Người về ở Ðá Chông trong thời gian khá lâu. Ðặc biệt, tháng 5/1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 tập mẫu chiến thuật "Trung đoàn bộ binh tăng cường tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị", Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có ba mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Thấy địa thế nơi đây hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý chọn vị trí này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương.

Sáng 23/2/1958, Bác Hồ lên thăm và xem xét lại địa bàn khu vực Ðá Chông và quyết định chọn nơi đây để xây dựng làm căn cứ của Trung ương. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Ðảng và một số đồng chí của Chủ tịch phủ và lãnh đạo tỉnh Sơn Tây.

Sau chuyến đi của Bác, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được lệnh xây dựng một số ngôi nhà cấp bốn trong khu vực Ðá Chông. Công trình được chuẩn bị từ tháng 6/1959, đến tháng 9/1959 tiến hành khởi công xây dựng. Như thế, việc chọn khu Ðá Chông làm căn cứ của Trung ương đã được tiến hành từng bước thận trọng, xem xét kỹ càng. Xuất phát điểm của việc này chính là sự nhìn xa, trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1961, Bác đã tiếp vị khách quốc tế đầu tiên tại K9 là bà Ðặng Dĩnh Siêu, Phu nhân của Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa-Chu Ân Lai và Ðại sứ Trung Quốc Hà Vĩ. Năm 1962, Bác Hồ đón tiếp vị khách quốc tế thứ hai là Anh hùng vũ trụ Liên Xô German Titov (Giéc-man Ti-tốp). Sự kiện Bác Hồ tiếp hai vị khách quốc tế tại Khu K9 có ý nghĩa rất lớn. Ðây là một cử chỉ rất thân tình của Bác đối với nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc anh em.

Từ cuối năm 1968, sức khỏe của Bác Hồ đã giảm hơn nhiều. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Bác đã đi xa. Nguyện vọng của toàn Ðảng, toàn dân ta mong sao được bảo vệ và giữ gìn thi hài Bác lâu dài để sau ngày thống nhất, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế mãi mãi được viếng Bác. Thể theo nguyện vọng đó, trong khi đất nước còn có chiến tranh, Ðảng và Nhà nước ta còn đang hướng tới việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã quyết định chọn Khu căn cứ K9-Ðá Chông, là nơi bảo vệ gìn giữ thi hài Bác. Trong đó, ngôi nhà kính được các chuyên gia y tế Liên Xô sử dụng trong sáu năm chiến tranh (1969-1975) để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam giữ gìn lâu dài thi thể Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian giữ gìn thi hài Bác ở đây, nhiều lần các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam ra công tác đều lên viếng Người. Ngày 18/7/1975, thi hài Bác được di chuyển về công trình Lăng của Người tại Ba Ðình và Khu K9 trở thành nơi dự phòng.

Ðầu năm 1995, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Ðỗ Mười, sau khi báo cáo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã tổ chức đón tiếp, phục vụ các cơ quan, đơn vị, đoàn thể Trung ương, địa phương trong cả nước đến tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Khu K9. Từ khi mở cửa để đồng bào cả nước đến tham quan, tổ chức các hoạt động đến nay, Khu K9 đã đón nhiều đoàn các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể của Trung ương, đơn vị quân đội và một số địa phương đến thăm. Nhiều hoạt động của các địa phương, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể đã được tổ chức tại đây. Ngày 10/5/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4781/VPCP-KGVX thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đến dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan tại Khu K9 từ ngày 19/5/2017.

65 năm từ ngày Bác về đây... Khu K9 đã in đậm dấu ấn về cuộc đời, về những cống hiến, hy sinh cho Ðảng, cho nhân dân của Bác Hồ kính yêu. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Khu K9, cũng như đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Khu K9 ngày càng được coi trọng và mở rộng. Mỗi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đều ý thức sâu sắc được trách nhiệm, niềm vinh dự khi được thực hiện nhiệm vụ tại đây.

Hiện nay, Khu K9 đã được quan tâm đầu tư, tôn tạo ngày càng khang trang, bề thế. Với những giá trị vật thể và phi vật thể được lưu giữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu K9 đã trở thành di tích lịch sử-văn hóa đặc biệt, một địa chỉ quan trọng để đồng bào, chiến sĩ cả nước và khách tham quan đến tưởng nhớ, tỏ lòng tôn kính vị lãnh tụ kính yêu của Ðảng và nhân dân Việt Nam. Hơn thế, nơi đây còn thể hiện quyết tâm tiếp tục kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Bác Hồ và Ðảng ta đã lựa chọn ■

Thiếu tướng, Tiến sĩ Bùi Hải Sơn, Quyền Trưởng ban Ban Quản lý Lăng,
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác giả: THCS Phú La

Nguồn tin: nhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

2006/QĐ-UBND

Danh mục 34 dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia

Thời gian đăng: 02/05/2024

18/2023/TT-BGDĐT

Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT Hướng dẫn xây dựng THAT-PCTNTT

Thời gian đăng: 16/05/2024

NĐ48/2023/NĐ-CP

NĐ/48/2023/NĐ-CP v/v sửa đổi, bố sung một số điều của NĐ số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại CB,CC,VC.

Thời gian đăng: 02/08/2023

32/KH-PGDĐT

KH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GDPL GIAI ĐOẠN 2023-2027 CỦA NGÀNH GDĐT QUẬN HÀ ĐÔNG

Thời gian đăng: 09/06/2023

26/KH-PGD

KH triển khai thực hiện mô hình "Mái trường an toàn" ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2023

Thời gian đăng: 24/04/2023

Tài liệu

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay747
  • Tháng hiện tại45,965
  • Tổng lượt truy cập6,958,566

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây