Trang nhất » Tin Tức » Y tế học đường

KẾ HOẠCH Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Thứ hai - 19/12/2022 09:44
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHÚ LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Số: 215/KH-THCSPL                        Hà Đông, ngày 18 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH
Triển khai công tác Y tế trường học.
Năm học 2022 - 2023

Thực hiện Kế hoạch số 302/KH-BCĐ ngày 14/10/2022 của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông về Kế hoạch triển khai công tác Y tế trường học năm học 2022 – 2023;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường.
Trường THCS Phú La xây dựng kế hoạch triển khai công tác Y tế trường học năm học 2022 - 2023, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu.
1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành về công tác Y tế trường học tại trường.
2. Tiếp tục củng cố nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác Y tế trường học.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, học sinh. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, dự phòng các bệnh thường gặp, tai nạn thương tích và dự phòng các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm cho học sinh tại trường.
4. Duy trì giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong trường học, đặc biệt là dịch Covid-19, các bệnh mới nổi, tái nổi. Đảm bảo công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, dinh dưỡng và vận động hợp lý, giảm thiểu yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hạn chế xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học.
5. Tổ chức triển khai các mô hình giám sát, phát hiện, can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường và mở rộng mô hình để hướng tới mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030 tại Kế hoạch 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND thành phố Hà Nội.
6. Tăng cường công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho học sinh, giáo viên, và phụ huynh học sinh.
7. Đẩy mạnh công tác tham gia Bảo hiểm y tế của học sinh.
8. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện đánh giá công tác Y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016 của Bộ y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Chỉ tiêu.
1. Đảm bảo có phòng Y tế riêng biệt, đủ diện tích, thuận tiện cho công tác sơ cấp cứu ban đầu và chăm sóc sức khỏe học sinh.
2. Tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe theo các chuyên khoa cho học sinh. 100% các trường hợp mắc bệnh được thông báo cho gia đình để phối hợp chuyển tuyến điều trị.
3. Đảm bảo trường học được thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước ăn uống, sinh hoạt cho học sinh, giáo viên; Bảo đảm vệ sinh nhà vệ sinh, an toàn, thân thiện và sử dụng tốt; duy trì kiểm tra các điều kiện vệ sinh tại trường.
4. Truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong trường học góp phần từng bước giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ, gù vẹo cột sống, bệnh răng miệng, giun sán, hen phế quản…và các yếu tố nguy cơ của sức khỏe trong trường học. Tổ chức truyền thông giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh.
5. Không để xảy ra dịch bệnh lớn, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19, các trường hợp ngộ độc thực phẩm trong trường học.
6. Phấn đấu 100% học sinh tham gia Bảo hiểm y tế.
III. Nội dung hoạt động.
1. Công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh
- Tổ chức thực hiện kiểm tra sức khỏe đầu năm học 2022-2023 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe học sinh;
- Tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường, bảo đảm các điều kiện vệ sinh trường học, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe trẻ em, học sinh.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để tham mưu UBND các cấp thực hiện đổi mới, củng cố, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống y tế trường học gắn kết với y tế cơ sở nhằm bảo đảm được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức các chiến dịch tiêm chủng cho CB,GV và học sinh; khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
- Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông tình nhân văn, ý nghĩa nhân đạo, tính chia sẻ cộng đồng, trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT); vận động học sinh và các bậc phụ huynh tham gia BHYT học sinh bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp để thực hiện tốt công tác BHYT học sinh, bảo đảm 100% học sinh tham gia BHYT đúng theo quy định của Luật BHYT.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
2. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học
- Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt
+ Sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Bảo đảm tiêu chuẩn về nước ăn uống theo quy định tại Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
+ Có máng rửa tay với nước sạch, xà phòng.
- Thu gom và xử lý chất thải
+ Bảo đảm có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp; có hệ thống thoát nước riêng cho khu vực phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, phòng y tế, nhà bếp, khu vệ sinh.
+ hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt.
3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm - Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú
- Bếp ăn, nhà ăn (bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư s30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học
- Phòng y tế:
+ Trường học có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh.
+ Trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường; Quyết định 827/QĐ-SYT ngày 06/5/2015 của Sở Y tế Hà Nội về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu, trang thiết bị dùng trong phòng Y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nhân viên y tế trường học: Có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên.
5. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tiễn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể.
- Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mhọc sinh về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường, chăm sóc răng miệng, phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ GDĐT, UBND Thành phố phát động. Trong năm học 2022-2023, trường đặc biệt chú ý đến nội dung tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết, dịch chân tay miệng.
- Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới, phòng chống bệnh tật vào chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa trong các giờ giảng.
- Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; . dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng
chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường, chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
IV. Kế hoạch cụ thể.
Tháng/năm Nội dung công tác
8-9/2022 - Lên kế hoạch công tác y tế, kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho năm học.
- Mua sắm hồ sơ sổ sách phục vụ công tác y tế.
- Quét dọn lau chùi sàn nhà, tủ thuốc, tổng dọn vệ sinh các phòng học, phòng làm việc, môi trường quang cảnh.
- Kiểm kê lại thuốc còn tồn trong hè.
- Mua sắm thuốc và dụng cụ y tế để phục vụ cho năm học 2022- 2023.
- Xây dựng tủ thuốc và dụng cụ y tế để sơ cứu kịp thời khi có tình huống đau ốm xảy ra với học sinh.
- Kiện toàn BCĐ công tác y tế trường học trường học.
- Triển khai việc thu nộp BHYT, BHTT.
- Tuyên truyền bảo đảm an toàn điện cho HS khi học online
- Thường trực phòng chống dịch bệnh Covid-19.
10/2022 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống dịch bệnh SXH, Covid-19.
- Lên kế hoạch Khám sức khỏe ban đầu cho học sinh toàn trường. - Phát động phong trào bảo vệ sức khỏe giáo viên, học sinh trong toàn trường.
- Tuyên truyền phòng chống các bệnh mùa thu đông.
- Tuyên truyền, giáo dục các em HS về công tác bảo vệ nguồn nước sạch và công tác vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, xanh- sạch- đẹp- an toàn.
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
11/2022 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống dịch bệnh SXH, Covid-19.
- Tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường
- Tổng vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm tránh dịch bệnh.
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
12/2022 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống Covid-19.
- Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường nhà trường sạch đẹp, học sinh không xả rác bừa bãi.
- Kiểm tra vệ sinh toàn trường.
- Vệ sinh phòng làm việc sạch sẽ gọn gàng.
- Tuyên truyền giáo dục phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn xã hội một cách đa dạng thiết thực và có hiệu quả.
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
01/2023 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống Covid-19.
- Tuyên truyền không sử dụng các chất cháy nổ, vật liệu nổ, chấp hành luật ATGT trước, trong và sau tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm.
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
02/2023 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống Covid-19
- Kiểm tra vệ sinh môi trường và tình hình sức khỏe học sinh sau nghỉ Tết.
- Tuyên truyền CSSK sinh sản vị thành niên, tuổi dậy thì, PC bạo lực học đường.
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
03/2023 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống Covid-19.
- Tuyên truyền kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
04/2023 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống Covid-19
- Hưởng ứng tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường.
- Tuyên truyền phòng chống TNTT
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
05/2023 - Thường trực sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống Covid-19
- Tuyên truyền "Tuần lễ không hút thuốc lá" trong Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường phòng chống tác hại của thuốc lá, chú trọng xây dựng mô hình "Trường học không thuốc lá".
- Tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Hướng dẫn học sinh tự bảo vệ sức khoẻ khi về nghỉ hè.
- Kiểm tra ATTP tại bếp ăn.
V. Về kinh phí
- Sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác y tế trường học theo thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
- Sử dụng kinh phí trích lại từ quỹ Bảo hiểm y tế một cách hợp lý đúng quy định.
- Tích cực vận động kinh phí từ các nguồn tài trợ của cá nhân và tổ chức xã hội.
          VI. Tổ chức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công tác y tế trường học năm học 2022 – 2023.
- Kiện toàn ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu của trường, củng cố phòng Y tế riêng biệt theo quy định.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa theo chuyên đề; phòng chống dịch bệnh theo mùa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các bệnh học đường, phòng chống các bệnh xã hội.
- Khám sức khỏe cho học sinh, thông báo kịp thời cho phụ huynh những trường hợp mắc bệnh. Thống nhất quản lý hệ thống sổ sách khám sức khỏe cho học sinh và theo dõi công tác vệ sinh trường học theo mẫu của Sở GD&ĐT Hà Nội.
- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe về Phòng GD&ĐT quận, trung tâm Y tế quận.
- Lưu hồ sơ khám sức khỏe cho của nhân viên nhà bếp, định kỳ xét nghiệm  nguồn nước sinh hoạt ít nhất 1 lần/ năm.
- Tuyên truyền với phụ huynh học sinh hiểu rõ tính ưu việt của BHYT và tham gia BHYT đầy đủ. Phấn đấu trường đạt tỷ lệ 100% học sinh tham gia BHYT.
- Đảm bảo phòng Y tế riêng biệt, với diện tích 12m2 trở lên, với trang thiết bị, thuốc thiết yếu theo quy định.
- Đảm bảo đủ nước sinh hoạt và nước ăn uống cho học sinh và giáo viên (tối thiểu 4lit cho mỗi học sinh trong 1 buổi học); đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Các bể chứa nước có nắp đậy, lưới chống côn trùng và khóa an toàn, định kỳ 6 tháng thau rửa vệ sinh và nội kiểm xét nghiệm nước.
- Đảm bảo có hệ thống vòi nước sạch, máng nước cho học sinh rửa tay hàng ngày đạt chuẩn theo quy định 50 HS/vòi nước.
- Đảm bảo ánh sáng trong mỗi lớp học đều phải đạt độ sáng 300 lux theo quy chuẩn, có đủ nhà xí hợp vệ sinh; Bàn ghế học sinh áp dụng theo quy chuẩn, xây dựng bếp một chiều trong công tác bán trú.
- Thực hiện quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, tự đánh giá trường học an toàn theo quy định đã ban hành.
- Tham gia đầy đủ, đúng thành phần các buổi tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ do các phòng ban tổ chức.
- Tổng hợp báo cáo công tác Y tế học đường theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác Y tế trường học năm học 2022 – 2023 của Trường THCS Phú La, yêu cầu các CB,GV, NV và học sinh nghiêm túc triển khai thực hiện./.
 
Nơi nhận:
- BGH (để c/đ);
- Tổ chuyên môn,BTĐ,BPT (để t/h);
- Lưu: VT.
  
             Người xây dựng Kế hoạch
                    Nhân viên y tế



                  Nguyễn Thị Hường
BGH ký duyệt
Hiệu trưởng 
 
       (Đã ký)
 
Trần Thị Lệ Hà
 

 

Tác giả: THCS Phú La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

2006/QĐ-UBND

Danh mục 34 dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia

Thời gian đăng: 02/05/2024

18/2023/TT-BGDĐT

Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT Hướng dẫn xây dựng THAT-PCTNTT

Thời gian đăng: 16/05/2024

NĐ48/2023/NĐ-CP

NĐ/48/2023/NĐ-CP v/v sửa đổi, bố sung một số điều của NĐ số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại CB,CC,VC.

Thời gian đăng: 02/08/2023

32/KH-PGDĐT

KH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GDPL GIAI ĐOẠN 2023-2027 CỦA NGÀNH GDĐT QUẬN HÀ ĐÔNG

Thời gian đăng: 09/06/2023

26/KH-PGD

KH triển khai thực hiện mô hình "Mái trường an toàn" ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2023

Thời gian đăng: 24/04/2023

Tài liệu

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,504
  • Tháng hiện tại2,810
  • Tổng lượt truy cập6,915,411

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây