Trang nhất » Elearning » Elearning » Bài giảng E-learning » Lớp 8 » Ngữ văn

QUÊ HƯƠNG

  •   Xem: 1824
  •   Tải về: 0
  •   Thảo luận: 0

Ngày soạn 1/12/2020
Tiết: 61-62
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
A.Mục tiêu bàihọc
  1. Về kiến thức
- Nêu được những nét kiến thức khái quát cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Chỉ ra được vẻ đẹp thiên nhiên tươi sáng, giàu sức sống của con người lao động trên một làng quê ven biển miền Trung.
- Nhận thấy được tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả.
2.Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu- phân tích một tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện và nâng cao khả năng cảm thụ văn học
3.Về thái độ
- Khơi dậy, bồi dưỡng và nâng cao tinh thần yêu nước của mỗi con người.
4.Hình thành năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, thẩm mĩ, giải quyết vấn đề,..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Chuẩn bị của giáo viên
  • Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2
  • Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập e
  • Thiết kế bài giảng.
  • Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài giảng
2. Chuẩn bị của học sinh
  • Sách giáo khoa Ngữ Văn
  • Vở soạn
  • Tài liệu học tập
  • Đồ dùng học tập
C. Tiến trình dạy học
I. MỞ ĐẦU
1. Ổn định vị trí lớp học
2. Học bài mới
Cách thực hiện: Cho học sinh nghe một đoạn nhạc rồi sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình. Gv bình thêm và dẫn dắt vào bài
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương hai tiếng gọi thân thương sao mà tha thiết thế. Mỗi khi nghe được những giai điệu trong bài hát này trong lòng chúng ta luôn dào dạt hiện về những hình ảnh của quê hương. Quê hương với luỹ tre xanh, với đồng lúa bát ngát hương thơm mỗi khi mùa lúa trổ bông, quê hương với nới chất chứa biết bao nhiêu tình cảm yêu mến, là nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ lấy quê hương làm nguồn sáng tác cho mình. Trong đó có nhà thơ Tế Hanh với siêu phẩm Quê Hương.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt
Tìm hiểu tri thức ngoài văn bản
-Mục tiêu: Chỉ ra được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm
- Phương pháp: Làm việc theo cặp đôi
- Kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi, trình bày một phút
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Gv: Học sinh làm việc theo cặp đôi
Đọc sách giáo khoa và nêu những nét khái quát về tác giả Tế Hanh?
Gv nhận xét, chốt ý và ghi bảng.
2.Tác phẩm
Gv: Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ Quê hương?

















 


Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu








Học sinh trình bày, chú ý các vấn đề
+ Xuất xứ
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Thể thơ
+ Bố cục
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Trần Tế Hanh (1921 – 2009)
- Quê: Quảng Ngãi
- Xuất hiện ở chặng cuối phong trào Thơ mới
- Thơ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh
2.Tác phẩm
- Xuất xứ
+ In trong tập Nghẹn ngào (1939)
+ In lại trong tập Hoa niên (1945)
-Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1939, lúc nhà thơ mới 18 tuổi đang học ở Huế, rất nhớ nhà, nhớ quê hương.
-Thể thơ: 8 chữ, gieo vần ôm và vần liền; ngắt nhịp 3/5 hoặc 3/2/3
- Bố cục: 3 phần
+ Hai câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê
+ 14 câu tiếp: Bức tranh lao động của làng chài
+ Còn lại: Nỗi nhớ quê hương
 
Tìm hiểu tri thức văn bản
Mục tiêu: thấy được tình yêu quê hương đằm thắm, tha thiết của tác giả
Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên tươi sáng và vẻ đẹp khoẻ khoắn, giàu sức sống của người lao động
Phương pháp, kĩ thuật : Làm việc nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút, giải quyết vấn đề,…
II.Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Giới thiệu chung về làng quê
Gv : Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình như thế nào?
(Gợi ý: Vị trí địa lí, đặc điểm nghề nghiệp của làng quê.)
Em có nhận xét gì về 2 câu thơ giới thiệu này?

 2. Bức tranh lao động làng chài
a/ Cảnh ra khơi
Thảo luận nhóm
Gv Chia lớp làm bốn nhóm cùng thực hiện chung một vấn đề, giải quyết các câu hỏi đưa ra
Đọc thầm khổ thơ 2  Hoàn thiện sơ đồ gợi ý
Trình bày ra giấy A0 theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 5 phút
Đại diện lên trình bày trong 2 phút
1.Cảnh ra khơi được miêu tả thế nào?
Gv bình: Sinh ra và lớn lên tại một vùng miền mà xung quanh mình đều là nước như vậy, tình quê đã thấm đẫm vào tình cảm của chàng trai miền biển. Để rồi khi đi xa  chàng luôn luôn hồi tưởng, luôn nhớ nhung  tha thiết. Cảnh mà tác giả nhớ lại đầu tiên đó là Cảnh ra khơi- người dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
Gv: Trên nền lao động ấy, hình ảnh con người đã hiện lên như thế nào?
2. Cách gọi “dân trai tráng” cho thấy vẻ đẹp con người được thể hiện thế nào?


Gv: Nhà thơ đã mượn hình ảnh của con thuyền để nói về khí thế, tâm hồn của người dân quê.

3. Hình ảnh con thuyền hiện lên như thế nào? Nêu tác dụng của phép so sánh?
Gv: Con thuyền được so sánh với con tuấn mã- một con ngựa đẹp, khoẻ và phi nhanh. Để thể hiện sức mạnh dũng mãnh đó tác giả đã sử dụng rất nhiều những động từ mạnh như hăng, phăng, vượt đã diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới của con thuyền ra khơi, thể hiện sức sống mạnh mẽ, khoẻ khoắn của người dân chài
Gv bình: Trong không gian đẹp vô ngần của buổi sớm mai hình ảnh con thuyền xuất bến tô đậm cho bức tranh quê hương trở nên đẹp hơn. So sánh liên tưởng chiếc thuyền như con tuấn mã là một liên tưởng bất ngỡ và độc đáo. Con thuyền cũng có hồn, cũng thật đẹp, thật đáng yêu. Hình ảnh con thuyền ra khơi trong thế chủ động  chính là nhờ vào sức mạnh của con người lao động. Miêu tả vẻ đẹp mạnh mẽ của con thuyền nhưng hơn cả là nhà thơ Tế Hanh muốn nói tới sức mạnh và niềm say mê lao động của người dân làng chài khi ra biển.
4.Hình ảnh cánh buồm hiện lên như thế nào? Nêu tác dụng của phép so sánh, động từ và tính từ.
Gv: Bằng một so sánh bất ngờ độc đáo, đầy lãng mạn. Cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng. Cánh buồm là hiện thực hữu hình được đem ra so sánh với mảnh hồn làng những sự vật trừu tượng. So sánh mới lạ độc đáo làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng và nó trở thành biểu tượng cho linh hồn của làng chài. Thật hay và tinh tế khi nhà thơ vừa vẽ lên được  chính xác cái hình và đồng thời thể hiện được cái hồn của sự vật.
Mở rộng về hình ảnh cánh buồm cũng đã từng xuất hiện trong những sáng tác của người xưa như Truyện Kiều của Nguyễn Du “ Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Hay trong vần thơ của Nguyễn Bình “ Anh đi đâu, anh về đâu/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”
5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trước cảnh ra khơi?









b/ Cảnh trở về
Gv chia lớp 2 làm hai nhóm tìm hiểu về cảnh và con người nơi đây khi trở về. Sau đó sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, liên kết những nội dung tìm hiểu của hai nhóm để chỉ ra tình cảm, những suy tư của tác giả
Nhóm 1: Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ miêu tả không gian, thời gian, niềm vui của người dân trong cảnh sinh hoạt đời thường











Nhóm 2: Về vẻ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng của người dân chài
Gv bình: Hai câu thơ là những phát hiện riêng của Tế Hanh hình ảnh của những người dân chài mang sắc thái huyền thoại, cổ tích nhưng mang hơi thở của đại dương, quen mà lạ, thực mà hư. Phải tinh tế, gắn bó sâu nặng với quê hương mới có thể cảm nhận được vị xa xăm như toát ra từ người dân chài.
Gv: hình ảnh con thuyền mệt mỏi trở về và nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ , với nghệ thuật nhân hoá cho thấy con thuyền tựa như một người dân làng chài cũng cảm thấy mệt mỏi, nằm thanh thản sau những ngày làm việc mệt nhọc, vất vả. Cảm nhận tinh tế con thuyền thấm sâu trong mình những trải nghiệm cuộc đời.

Làm việc cá nhân, tự do phát biểu ý kiến Tình cảm, suy tư của tác giả gửi gắm qua hình ảnh con thuyền?

3.Nỗi nhớ quê hương
Gv tổ chức dạy học bằng cách nghiên cứu tình huống có vấn đề : Giải  quyết yêu cầu “ Hoài Thanh đã đúng khi nhận xét Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét thần tình chốn quê hương bởi một tình yêu quê luôn da diết trong lòng. Tế Hanh có những cách cảm rất riêng: lắng sâu suy nghĩ về quê hương. Kết thúc những bài thơ ông viết về mảnh đất thân thương của ông đều là những lời thổ lộ trực tiếp với bạn độc. Hãy phân tích khổ cuối để chứng minh”
III. Tổng kết
Cộng hưởng trí tuệ


 



Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu










Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu










Học sinh trình bày

















Học sinh trình bày










Học sinh trình bày










































Học sinh trình bày






















Học sinh chú ý lắng nghe













Học sinh trình bày













Học sinh thực hiện nhiệm vụ







Học sinh trình bày
















Học sinh trình bày






























Học sinh phát biểu






Học sinh đọc tìm hiểu giải quyết vấn đề


















Học sinh trình bày
II.Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Giới thiệu chung về làng quê.
-Nghề của làng: Chài lưới.
- Vị trí của làng: Cửa sông gần biển


→Lời giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, ngắn gọn
2. Bức tranh lao động làng chài













a/ Cảnh ra khơi
-Thiên nhiên:
+ Cảnh: Trời trong không gợn mây đen gió nhẹ nhàng, sớm mai hồng, bình minh tươi tắn.
+ Thiên nhiên tươi đẹp, lý tưởng
+ Miêu tả, liệt kê, tính từ → Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày mới tươi đẹp. Báo hiệu chuyến ra khơi đầy hứa hẹn.





-Con người: “ dân trai tráng”- Đó là những chàng trai miền biển trẻ trung, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dũng cảm.
→ Là biểu tưởng của con người lao động có sức sống mạnh mẽ, hùng tráng, đầy sức hấp dẫn.


+ So sánh: Chiếc thuyền như con tuấn mã
+ Từ ngữ chọn lọc: hăng, phăng, vượt
→Khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền è Sức sống mạnh mẽ, 1 vẻ đẹp hùng tráng, đầy hấp dẫn
































+ So sánh: Cánh buồm như mảnh hồn làng
Nghệ thuật: Nhân hóa: “rướn”
→Vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao
→Sự so sánh mới lạ, độc đáo, kết hợp nghệ thuật nhân hoá, bút pháp lãng mạn gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao; nhà thơ vừa vẽ ra chính xác “cái hình” vừa cảm nhận được “cái hồn của sự vật.






















Tiểu kết về cảnh ra khơi: +Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, bút pháp lãng mạn
+Khung cảnh thiên nhiên tươi sáng một bức tranh lao động đầy hứng khởi thể hiện lòng hăng say lao động
→ Làm nổi bật tình yêu tha thiết mặn nồng của tác giả dành cho quê hương.
b/ Cảnh trở về









-Bến đỗ: ồn ào náo nhiệt, tiếng ồn ào của biết bao những âm thanh đa xe nhau
-Không khí: Vui vẻ, tấp nập của người dân làng
- Kết quả buổi  đánh cá: với những con cá tươi ngon đầy ghe
Câu thơ được đặt trong ngoặc kép cùng với việc sử dụng nhiều tính từ nó như lời cầu nguyện, cảm tạ trời - biển
→ Niềm vui sướng, phấn khởi của con người lao động.
-Vẻ đẹp của con người lao động:
+ Làn da ngăm rám nắng: Bút pháp tả thực, đó là sự khoẻ khoắn của con người lao động trải qua biết bao nhiêu sương gió.
+ Thân hình nồng thở vị xa xăm: Vẻ đẹp kết tinh từ ngàn xưa của con người gắn mình với biển cả bao la. Đây là hình ảnh sáng tạo độc đáo








-Hình ảnh con thuyền bình yên trên bến đỗ
+ Nhân hóa con thuyền: Im, mỏi, trở về, nằm, nghe
+ Sự thư giãn của con thuyền + Sự yên lặng nơi bến đỗ.
→Con thuyền đồng nhất với cuộc đời, số phận người dân.
Tiểu kết: Thái độ ngợi ca sức sống, vẻ đẹp bình dị trong lao động. Đồng thời thể hiện niềm tự hào, lòng thủy chung, gắn bó sâu sắc với quê hương.
3. Nỗi nhớ quê hương
- xa quê  nhà thơ luôn nhớ về quê hương. Bộc bạch hoàn cảnh và thể hiện nỗi nhớ của mình.
- Các hình ảnh xuất hiện liên tiếp hiện về trong tâm trí: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm,…
-Lời thơ mộc mạc, giản dị
- Giọng thơ trầm lắng, tha thiết
-Nghệ thuật: Liệt kê + Điệp ngữ + Câu cảm thán
→Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ chân thành, da diết
→Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương


III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
-Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm, miêu tả và tự sự.
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn
-Hình ảnh thơ sáng tạo, ngôn ngữ giản dị
2 Nội dung
- Bức tranh lao động đẹp của người dân miền biển
-Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, lòng thủy chung gắn bó sâu sắc với quê hương.

III.LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học, giúp các em khắc sâu kiến thức
Phương pháp: Trò chơi ô chữ
IV: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp cho các em nắm vững và mở rộng hơn nữa kiến thức của mình, áp dụng những kiến thức mình có vào giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế
Cách thực hiện: Hoàn thành bài tập Nêu cảm nghĩ của những ngư dân bám biển trong cuộc sống hôm nay.
V: HƯỚNG DẪNHỌC TẬP
- Học bài Quê hương
- Chuẩn bị bài tiếp theo

 
Thông tin bài học
- Chỉ ra được vẻ đẹp thiên nhiên tươi sáng, giàu sức sống của con người lao động trên một làng quê ven biển miền Trung.
- Nhận thấy được tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả.
QUÊ HƯƠNG
Thuộc chủ đề:
Bài giảng E-learning
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Ngữ văn
Số bài giảng:
1
Xem:
1.824
Tải về:
4
Thảo luận:
0
Thông tin tác giả
Họ và tên:
VŨ THỊ THU HIỀN (vuhien.hn.tt@gmail.com)
Điện thoại:
0904829550
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

NĐ48/2023/NĐ-CP

NĐ/48/2023/NĐ-CP v/v sửa đổi, bố sung một số điều của NĐ số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại CB,CC,VC.

Thời gian đăng: 02/08/2023

375/PGDĐT

Về việc tuyên truyền hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam năm 2023"

Thời gian đăng: 19/06/2023

32/KH-PGDĐT

KH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GDPL GIAI ĐOẠN 2023-2027 CỦA NGÀNH GDĐT QUẬN HÀ ĐÔNG

Thời gian đăng: 09/06/2023

1269/SGDĐT-CTTT-KHCN

Công văn số 1269/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 20/4/2023 của Sở GDĐT Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học

Thời gian đăng: 21/04/2023

26/KH-PGD

KH triển khai thực hiện mô hình "Mái trường an toàn" ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2023

Thời gian đăng: 24/04/2023

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,742
  • Tháng hiện tại57,017
  • Tổng lượt truy cập6,156,774

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Danh mục

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây